Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Phương án 'cách biệt cộng đồng' kiểm soát Covid-19 ở Mỹ

Ca nhiễm nCoV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ ngày 20/1, bệnh nhân là một người đàn ông trở về từ Vũ Hán và đáp xuống sân bay quốc tế Seattle. Những trường hợp nhiễm mới sau đó xuất hiện khá chậm, nhưng bắt đầu tăng vọt sau khoảng hai tháng.

Mỹ hiện ghi nhận hơn 9.000 ca nhiễm nCoV, trong đó 150 người đã chết, đà tăng này đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại. Nếu số người dương tính nCoV cứ tăng gấp đôi sau mỗi ba ngày, Mỹ sẽ phải đối mặt với 100 triệu trường hợp nhiễm virus vào tháng 5.

Phương án cách biệt xã hội nhằm kiểm soát Covid-19 tại Mỹ

Đường phố San Francisco hôm 18/3 sau khi giới chức khuyến cáo người dân ở nhà. Ảnh: AFP .

Tốc độ tăng ca nhiễm mới có thể được hãm lại nếu người dân Mỹ thực hiện phương pháp "cách biệt cộng đồng", tránh những nơi công cộng đông người và hạn chế tối đa hoạt động đi lại. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất nhằm kiểm soát Covid-19 tại Mỹ, so với biện pháp phong tỏa thành phố của Trung Quốc hoặc xét nghiệm diện rộng và khoanh vùng tại Hàn Quốc.

Tờ Washington Post của Mỹ đã mô phỏng các phương án kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng dân cư 200 người. Chấm màu nâu đại diện cho người nhiễm bệnh, màu xanh là người khỏe mạnh và màu hồng là các bệnh nhân đã hồi phục.

Căn bệnh được đặt tên là "simulitis" với khả năng lây lan mạnh hơn Covid-19, người bệnh có thể truyền virus và khiến người khỏe mạnh nhiễm bệnh ngay sau lần đầu tiếp xúc. Bệnh nhân hồi phục sẽ không thể truyền virus, cũng như không bị tái nhiễm nếu tiếp xúc với người bệnh khác.

Mô phỏng bệnh dịch lây lan trong cộng đồng 200 người
 
 
Mô phỏng bệnh dịch lây lan trong cộng đồng 200 người

Trường hợp bệnh dịch lây lan không kiểm soát. Video: Washington Post .

Trong trường hợp không kiểm soát, số người nhiễm simulitis nhanh chóng tăng vọt và đạt đỉnh, khiến toàn bộ cộng đồng nhiễm bệnh. Đồ thị người nhiễm chỉ bắt đầu đi xuống khi có bệnh nhân hồi phục. Quá trình này sẽ kéo dài hơn nhiều tại những khu vực dân cư lớn.

Nỗ lực phong tỏa cộng đồng tương tự Trung Quốc không có tác dụng triệt để do các hàng rào cách ly của Mỹ vẫn để lọt người bệnh. Chính quyền Mỹ cũng không được thu thập và công bố dữ liệu cá nhân của những người dương tính với virus như tại Hàn Quốc, khiến quá trình theo dõi bệnh nhân và khoanh vùng lây nhiễm gặp khó khăn.

Phương án cách ly cộng đồng đối phó dịch bệnh
 
 
Phương án cách ly cộng đồng đối phó dịch bệnh

Giải pháp cách ly triệt để nhằm ngăn dịch bệnh. Video: Washington Post .

"Nhiều người làm việc trong thành phố và cư trú ở vùng ngoại ô hoặc ngược lại. Liệu họ có sẵn sàng tách khỏi gia đình? Làm sao chặn được mọi con đường và bảo đảm tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân", Leana Wen, cựu quan chức sức khỏe thành phố Baltimore, giải thích lý do hình thức cách ly đô thị không khả thi tại Mỹ.

"Thực tế là phương án phong tỏa rất hiếm khi được áp dụng và khó đạt hiệu quả", Lawrence O. Gostin, giáo sư luật y tế tại Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Đại học Georgetown, nêu quan điểm.

Điều này dẫn tới giải pháp "cách biệt cộng đồng", trong đó quan chức y tế khuyến khích người dân tránh tập trung đông người, ở nhà nhiều hơn và giữ khoảng cách với những người xung quanh . Nếu người dân hạn chế di chuyển và tránh tiếp xúc, virus sẽ có ít cơ hội lây lan hơn.

Một số người vẫn sẽ rời nhà, có thể do họ phải làm việc hoặc có yêu cầu bắt buộc, cũng như từ chối thực hiện các cảnh báo từ giới chức địa phương. Nhóm người này không chỉ dễ nhiễm bệnh mà còn là nguồn lây nhiễm lớn nhất trong cộng đồng.

Phương án 'cách biệt xã hội' ôn hòa
 
 
Phương án 'cách biệt xã hội' ôn hòa

Giải pháp "cách biệt cộng đồng" với 75% dân cư hạn chế đi lại. Video: Washington Post .

Tốc độ lây nhiễm sẽ giảm đáng kể nếu 75% dân số thực hiện "cách biệt cộng đồng" . Giới chức có thể khuyến khích hoạt động này bằng cách đóng cửa những địa điểm thu hút người dân.

"Chúng ta có thể kiềm chế mong muốn tụ tập bằng cách đóng cửa không gian công cộng. Mọi nhà hàng tại Italy đã ngừng hoạt động. Trung Quốc phong tỏa mọi địa điểm, còn Mỹ cũng đang bắt đầu đóng cửa nhiều nơi. Cắt giảm cơ hội tập trung sẽ giúp người dân duy trì cách biệt cộng đồng", Drew Harris, chuyên gia nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, cho hay.

Trong thử nghiệm cuối cùng, các nhà nghiên cứu tăng tỷ lệ người dân hạn chế di chuyển lên 87,5%, mô phỏng tình huống "cách biệt cộng đồng triệt để". Simulitis bị kiềm chế và gần như không còn khả năng lây nhiễm trên diện rộng.

Phương án 'cách biệt xã hội' nhằm kiểm soát Covid-19 tại Mỹ
 
 
Phương án 'cách biệt xã hội' nhằm kiểm soát Covid-19 tại Mỹ

Phương án cách biệt cộng đồng triệt để với 87,5% dân số không di chuyển. Video: Washington Post .

"Simulitis không phải Covid-19, những thử nghiệm mô phỏng này cũng đơn giản hóa rất nhiều yếu tố phức tạp ngoài đời thực. Tuy nhiên, nó cho thấy hành động của một người có thể gây ra hiệu ứng lan truyền và ảnh hưởng tới cả những người không liên quan", cây bút Harry Stevens của Washington Post nhận xét.

Một yếu tố quan trọng không có trong thử nghiệm là tỷ lệ tử vong. Simulitis không gây chết người, trong khi Covid-19 đã khiến gần 9.000 người chết trên toàn thế giới.

"Nếu muốn thử nghiệm này thực tế hơn, một số ca nhiễm bệnh nên biến mất khỏi bản đồ mô phỏng", chuyên gia Harris nói.

Vũ Anh (Theo Washington Post )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét